
Nhạc Mẫu - Một Trong Tứ Đại Hiền Mẫu
NGUYỆT HÀ
Thứ Tư,
08/01/2025
6 phút đọc
Nội dung bài viết
Có một điển cố về xăm chữ sau lưng Nhạc Phi, theo ghi chép sớm nhất được tìm thấy từ "Tống Sử ". Ngoài ra, một trong những phiên bản được lưu truyền rộng rãi nhất về truyền thuyết chữ xăm của Nhạc Mẫu đến từ "Thuyết Nhạc Toàn Truyện" thời Đại Thanh. Hồi 22 đề cập đến một người tên là Vương Tá đến gặp muốn nương nhờ Nhạc Phi, và muốn kết bái huynh đệ , tặng cho Nhạc Phi ngân lượng, Nhạc Phi không thể từ chối món quà và giao cấp cho mẫu thân. Không ngờ một lúc sau, Nhạc Phi lại nhờ mẹ lấy bạc ra trả lại. Nhạc Mẫu thấy kỳ quái, bèn hỏi Nhạc Phi: "Vừa rồi bằng hữu của con muốn ở lại bao nhiêu ngày? Tại sao không giữ bằng hữu ở lại một bữa cơm? Mà lại để anh ta ra đi, vì cớ sự gì?" Nhạc Phi bèn kể lại với mẫu thân rằng Vương Tá kỳ thực dùng hoa ngôn xảo ngữ khuyên con đầu hàng quân địch. Nhạc Mẫu suy nghĩ một lúc rồi nói với Nhạc Phi: “Con trai, con ra ngoài chuẩn bị nến hương, bày bàn hương ở trung đường, đợi ta đến, ta có đạo lý ."
Sau khi Nhạc Phi chuẩn bị đầy đủ theo lời dặn bảo của mẫu thân, Nhạc Mẫu mang theo tức phụ (con dâu) cùng xuất hiện bước ra, thắp hương đốt nến. Sau khi bái thiên địa với tổ tiên, Nhạc Mẫu yêu cầu Nhạc Phi quỳ xuống, tức phụ mài mực, và nói với Nhạc Phi: “Ta nhìn thấy con không nhận sính lễ của kẻ mưu phản, cam chịu thanh bần, không tham trọc phú, điều này là vô cùng tốt đẹp, nhưng mà e rằng sau này ta mất đi, lại có kẻ nào đó tương tự trước kia đến cám dỗ, nếu như con ta nhất thời lạc chí, làm ra việc bất trung, há chẳng phải mất danh tiếng nửa đời chỉ trong một ngày sao? Vì vậy, hôm nay ta khấn cầu thiên - địa - tổ tông, muốn châm lên lưng con bốn chữ "Tinh Trung Báo Quốc", chỉ nguyện con làm một trung thần, sau khi ta mất, người đời sau đến hay đi sẽ nói: quả người an dân tốt lành, dạy con thành danh, tận trung báo quốc, lưu lại tiếng thơm cho muôn đời, ta cũng mỉm cười nơi chín suối.
Vì vậy, Nhạc Phi tuân phụng, bỏ áo xuống, Nhạc Mẫu quan sát dọc chính giữa sống lưng Nhạc Phi rồi dùng bút lông viết bốn chữ "Tinh Trung Báo Quốc", sau đó cầm châm hoa châm lên lưng, thấy thịt Nhạc Phi lún xuống, hỏi Nhạc Phi có đau không? Nhạc Phi đáp: "Mẫu thân, người còn chưa châm, sao lại hỏi con có đau không?" Nhạc Mẫu chảy nước mắt nói: Ta biết con lo ta tay yếu mềm, cố ý nói không đau, vì vậy nghiến răng châm chữ cho trọn đủ, sau đó dùng giấm mực xoa lên, để chúng không bao giờ phai.
Năm 2008, tác phẩm "Tinh Trung Báo Quốc" của Shen Yun, đã mô tả quá trình xăm chữ đầy sinh động và tinh tế này, Nhạc Mẫu mắt ngấn lệ rơi , nhìn Nhạc Phi trong lòng tâm nguyện vỗ về . Những bước di chuyển trái - phải biểu hiện ra nghìn vạn đắng cay của người mẹ... Biểu cảm và thần thái điệu múa của diễn viên nhập vai Nhạc Mẫu, dường như khiến khán giả có cảm giác như người mẹ đang nhìn con trai mình lớn lên từ đứa trẻ thơ được quấn trong tã cho đến khi trưởng thành một cách sống động rõ ràng trước mắt, đến mức khiến người xem không khỏi xúc động cảm thán: Thân làm người mẹ, đâu có người mẹ nào nguyện ý mang bào thai cốt nhục mười tháng, đưa đến nơi chiến trường chưa biết là sinh hay tử ? Làm sao có thể đem vạn mối dày vò và đau khổ trong lòng buông xuống? Trước đại nghĩa quốc gia , chỉ có thể tận mệnh buông xuống, hóa làm cây châm bạc trong tay, lưu lại "tinh trung báo quốc" dạy bảo và giao phó, như Thần truyền khắc họa và triển hiện, cũng chỉ có múa cổ điển Trung Quốc ấy vượt qua biên giới và ngôn ngữ quốc gia của nghệ thuật truyền thống, mới có thể đạt được năng lực miêu tả và trình bày sống động với tính biểu cảm và hấp dẫn như vậy.
Là hậu duệ của Nhạc Phi, Nhạc Kha của Nam Tống đã biên soạn "Ngạc Quốc Kim Đà Đọt Biên", trong đó ghi lại cụ thể cuộc đời và sự nghiệp của Nhạc Phi. Trong đó còn ghi lại câu chuyện về Nhạc Mẫu.
Nhạc Phi sinh ra đã hiếu thuận, nhưng kể từ khi miền Bắc rơi vào chiến loạn, Mẫu thân đã ra lệnh cho ông tòng quân báo quốc. Nhưng ông lo lắng về tuổi cao của mẹ, nhất mực do dự không quyết, sau khi mẫu thân thúc giục nhiều lần, Ông chỉ có thể để thê tử ở lại chăm sóc mẫu thân, một mình theo Cao Tông Hoàng Đế qua sông. Nhưng sau khi Hà Bắc thất thủ, Nhạc Phi bị mắc kẹt trong lãnh thổ của địch, không thể liên lạc được với mẫu thân. Ông ngày đêm tìm kiếm mẹ nhưng không có tin tức gì trong nhiều năm. Một ngày nọ, đột nhiên có người mang đến cho Ông tin tức về Nhạc Mẫu, nói: "Nhắn con trai ta, hãy tận lực phụng sự thiên tử và đừng lo lắng cho lão mẫu." Nhạc Phi lập tức phái người đi đón mẹ, nhưng do trở ngại của quân địch, mười lần thì tám lần bị địch chặn lại, nhưng cuối cùng cũng đưa được mẹ về. Sau khi Nhạc Phi hiếu thuận nhìn thấy mẹ mình, Ông đã òa khóc, lệ chảy dài trên mặt vì sung sướng, quỳ xuống khóc xin mẫu thân lượng thứ cho sự bất hiếu của mình.
Đằng sau mỗi một vĩ nhân đều có một người mẹ vĩ đại. Là tấm gương của người mẹ hiền đức, Nhạc Mẫu cũng được truyền tụng qua nhiều thế hệ cùng với tinh thần trung nghĩa của Nhạc Phi lưu lại tiếng thơm cho muôn đời và được truyền tụng cho đến ngày nay.
Được lấy cảm hứng từ tác phẩm "Tinh Trung Báo Quốc" trên sân khấu của Shen Yun, Shen Yun Collections đã ra mắt chiếc áo phông "Tinh Trung Nhạc Phi", hiện mẫu thiết kế này đã và đang có tại Kỷ Nguyên Hy Vọng.
-----------------
KỶ NGUYÊN HY VỌNG - 316 PHỐ HUẾ, LÊ ĐẠI HÀNH, HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI
HOTLINE: 0356499488
FACEBOOK: facebook.com/kynguyenhyvong316
YOUTUBE: youtube.com/@KyNguyenHyVong
GAN JING WORLD: Hope Epoch Kỷ Nguyên Hy Vọng
INSTAGRAM: instagram.com/kynguyenhyvong