CÔNG TY CỔ PHẦN KỶ NGUYÊN HY VỌNG - ĐẠI LÝ UỶ QUYỀN THƯƠNG HIỆU SHEN YUN COLLECTIONS, INC.
Tâm Pháp Dạy Con Của Hoàng Đế Khang Hy

Tâm Pháp Dạy Con Của Hoàng Đế Khang Hy

NGUYỆT HÀ
Thứ Tư, 10/07/2024 4 phút đọc
Nội dung bài viết

Hãy cùng Shen Yun tìm hiểu về một vị hoàng đế kiệt xuất, đồng thời cũng là một người cha vĩ đại trong lịch sử Trung Hoa. Câu chuyện về ngài sẽ giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về tình phụ tử cũng như vai trò của một người cha.

Hoàng đế Khang Hy thời nhà Thanh (1654-1722) không chỉ là bậc đế vương có thời gian tại vị lâu nhất, mà còn là vị minh quân lỗi lạc và văn võ toàn tài trong lịch sử Trung Hoa. Ngài luôn lấy dân làm gốc, tận tụy việc triều chính, không ngừng tìm tòi và thi hành các biện pháp chấn hưng đất nước. Dưới sự trị vì của Ngài, đất nước hùng cường, vương triều ổn định, dân chúng ấm no.

Hoàng đế Khang Hy có tổng cộng 56 người con. Ngài rất coi trọng việc giáo dục, bồi dưỡng các hoàng tử và hoàng tôn.

Trong cung điện nhà Thanh, Thượng thư phòng là nơi dành riêng cho con cháu hoàng tộc học tập với nội quy nghiêm ngặt. Đến thời Khang Hy, nơi đây được gọi là Vô Dật Trai, nghĩa là lớp học không dung túng cho sự an dật.

Vào những ngày hè, các hoàng tử hoàng tôn bắt đầu buổi học từ 5 giờ sáng. Thầy giáo thường trước hết kiểm tra bài tập về nhà, sau đó sẽ giảng bài mới cho đến 7 giờ. Đó cũng là lúc hoàng đế Khang Hy ghé qua Vô Dật Trai sau khi đã dành vài tiếng đồng hồ giải quyết việc triều chính. Ngài sẽ chọn ngẫu nhiên một đoạn trong bài và yêu cầu các hoàng tử hoàng tôn đọc thuộc lòng, không được sai dù chỉ một chữ.

Hoàng đế Khang Hy từng nói: "Khi còn trẻ, mỗi cuốn sách ta đều đọc to 120 lần và sau đó lại học thuộc thêm 120 lần nữa. Ta học thuộc từng đoạn, từng đoạn, chỉ khi chắc chắn đã thuộc nằm lòng rồi ta mới chuyển sang đoạn tiếp theo".

 

Hoàng đế Khang Hy khi còn trẻ

 

Lúc 9 giờ sáng, hoàng đế sẽ rời Vô Dật Trai để lo quốc sự, còn các hoàng tử hoàng tôn thì chuyển sang luyện thư pháp cho đến giờ ăn trưa. Sau bữa trưa, con cháu hoàng tộc lại tiếp tục với môn cưỡi ngựa và bắn cung.

Ngay cả vào những ngày bận rộn, hoàng đế Khang Hy vẫn đến gặp các hoàng tử hoàng tôn lúc 5 giờ chiều để kiểm tra võ nghệ. Ngài cũng cùng tham gia tập luyện, và là một cung thủ tài năng.

Hoàng đế Khang Hy luôn chú trọng tu dưỡng từng lời nói và hành vi của bản thân để làm chuẩn mực cho con cháu noi theo. Ngài thường dẫn theo các hoàng tử hoàng tôn trong các cuộc săn bắn, tuần tra, và thậm chí cả chiến trận. Đối với ngài, việc thực hành và trải nghiệm thực tế cũng quan trọng như là việc đọc sách vậy.

Với quan điểm giáo dục không chỉ tập trung vào con cháu hoàng tộc mà còn cho toàn dân trăm họ, hoàng đế đã cho biên soạn và ban bố bộ từ điển và bách khoa toàn thư. Bản thân ngài cũng không ngừng học tập, không chỉ tinh thông kiến thức phương Đông mà còn hết mực quan tâm đến tri thức phương Tây. Ngài từng mời nhiều thầy giáo Tây phương tới chỉ dạy.

Dưới thời Khang Hy, các hoàng tử hoàng tôn cho dù không phải lúc nào cũng yêu thích việc giáo dục nghiêm khắc lúc còn nhỏ, nhưng đến khi trưởng thành, họ đều trở thành những nhân vật tài ba xuất chúng. Trong đó có người trở thành hoàng đế kế vị, có người làm quân sư, học giả, nghệ nhân, hay thậm chí là khoa học gia. Tất cả đã góp phần tạo nên một thời thịnh thế trong triều đại cuối cùng của Trung Hoa.

 

Nguồn: quatangnhuy

-----------------

KỶ NGUYÊN HY VỌNG - 316 PHỐ HUẾ, LÊ ĐẠI HÀNH, HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI

☎️ HOTLINE: 0356499488

💎 FACEBOOK: facebook.com/kynguyenhyvong316

🎥 YOUTUBE: youtube.com/@KyNguyenHyVong

🎞 GAN JING WORLD: Hope Epoch Kỷ Nguyên Hy Vọng

📸 INSTAGRAM: instagram.com/kynguyenhyvong

Đức Hạnh Là Linh Đan Diệu Dược Đẩy Lùi Ôn Dịch

Đức Hạnh Là Linh Đan Diệu Dược Đẩy Lùi Ôn Dịch

Thứ Bảy, 13/07/2024 5 phút đọc

Thời Trung Quốc cổ đại, một đầu bếp ở Ngự Thiện phòng sau khi cáo lão hồi hương, nhờ vào khoản tiền lớn dành dụm được... Đọc tiếp

Sự Ra Đời Của Âm Nhạc Trung Hoa - Nhạc Cụ Đầu Tiên

Sự Ra Đời Của Âm Nhạc Trung Hoa - Nhạc Cụ Đầu Tiên

Thứ Tư, 10/07/2024 6 phút đọc

Nếu đã từng xem các buổi biển diễn của Shen Yun thì hẳn bạn cũng nhận ra một điều thú vị: Dàn nhạc giao hưởng Shen... Đọc tiếp

Về Khả Năng Chữa Lành Kỳ Diệu Của Âm Nhạc Thuần Chính

Về Khả Năng Chữa Lành Kỳ Diệu Của Âm Nhạc Thuần Chính

Thứ Tư, 10/07/2024 3 phút đọc

Người xưa tin rằng âm nhạc có thể chữa lành cả tâm lẫn thân. Trên thực tế, trong tiếng Hán cổ thì chữ "Dược" (藥 -... Đọc tiếp

Phá sơn cứu mẫu

Phá sơn cứu mẫu

Chủ Nhật, 28/04/2024 1 phút đọc

Phá sơn cứu mẫu Truyền thuyết Trung Hoa này bắt đầu bằng một tình yêu bị ngăn cấm giữa một nữ thần và một thần dân. Nữ... Đọc tiếp

Hòa thượng Thiếu Lâm Tự

Hòa thượng Thiếu Lâm Tự

Chủ Nhật, 28/04/2024 3 phút đọc

Hòa thượng Thiếu Lâm Tự Các hòa thượng Phật giáo là biểu tượng của sự bình hòa, an tĩnh và từ bi. Họ cũng ăn thịt và... Đọc tiếp

Hòa thượng Tế Công

Hòa thượng Tế Công

Chủ Nhật, 28/04/2024 2 phút đọc

Hòa thượng Tế Công Tế Công sinh vào những năm đầu thời Nam Tống, pháp danh là Đạo Tế. Vì ông lôi thôi lếch thếch, điên điên... Đọc tiếp

Nội dung bài viết