CÔNG TY CỔ PHẦN KỶ NGUYÊN HY VỌNG - ĐẠI LÝ UỶ QUYỀN THƯƠNG HIỆU SHEN YUN COLLECTIONS, INC.
LONG PHỤNG THIÊN DUYÊN - LỘNG NGỌC VÀ TIÊU SỬ

LONG PHỤNG THIÊN DUYÊN - LỘNG NGỌC VÀ TIÊU SỬ

NGUYỆT HÀ
Thứ Ba, 11/03/2025 8 phút đọc
Nội dung bài viết

Long Phụng Thiên Duyên – Lộng Ngọc Và Tiêu Sử

Nền văn minh 5000 năm văn hoá Trung Hoa dường như nơi đâu cũng đều có thể tìm thấy dấu vết của văn hóa thần truyền tu đạo tu tiên. Để rồi cho đến ngày nay, từ lời ăn tiếng nói đến những phong tục của con người hiện đại cũng đều có giá trị nội hàm sâu sắc vốn bắt nguồn từ nền văn hóa lâu đời này.

Ví dụ, bạn có biết rồng và phượng trong văn hóa truyền thống thường tượng trưng cho hôn nhân không? Như là các hình vẽ trên những vật dụng dùng trong đám cưới (long phượng trình tường), trong hôn lễ phải đốt nến long phượng, cô dâu đội mũ phượng, chú rể thì “tài mạo vẹn toàn” (thừa long khoái tế)… Kỳ thực, những câu nói ấy, những phong tục ấy phần nào đều chứa đựng màu sắc thần tiên của những điển cố trong lịch sử.

Thời Xuân Thu, có người dâng lên vua Mục Công nước Tần (705-621 TCN) một viên đá ngọc, sau khi đục ra, liền nhận ra đây là một viên ngọc bích lấp lánh, tuyệt thế nhân gian, Mục Công rất ưng ý. Vừa đúng lúc con gái nhỏ của Mục Công tròn 2 tuần tuổi, theo lệ cần thực hiện bốc thôi nôi? Đứa nhỏ từ nhỏ da trắng như tuyết, vô cùng đáng yêu nên được cha mẹ hết mực yêu thương, Tần Mục Công để lẫn viên ngọc đó cùng với những thứ đồ đủ loại màu sắc khác nhau rồi cho vào trong một cái khay. Đứa nhỏ không thèm để ý tới những món đồ trong khay kia, chỉ tỏ ra thích thú với đúng miếng ngọc bích mà chộp lấy chơi đùa. Bởi vậy, Tần Mục Công đặt tên cho con gái là Lộng Ngọc (chơi đùa với ngọc).

Lộng Ngọc năm 15 tuổi, Tần Mục Công kén rể cho con. Thế nhưng, Lộng Ngọc lại chẳng hề hứng thú với đám công tử vương tôn. Nàng nói với phụ thân nhất định phải tìm người giỏi thổi khèn, có thể thổi cho nàng hát thì mới chịu lấy làm chồng. Mục Công lệnh người đi khắp nơi thăm dò, cũng không tìm ra được người con trai nào như vậy.

Buổi tối hôm đó, Lộng Ngọc rảnh rỗi ngồi trước cửa sổ trong cung, ngước nhìn những áng mây lặng gió, bầu trời tĩnh mịch, ánh trăng tỏ tường, bất giác trong lòng bồn chồn rạo rực, liền thắp một nén hương rồi lấy ra một chiếc khèn bằng bích ngọc và thổi. Tiếng khèn du dương vang vọng khắp chốn. Bỗng chốc, một thứ thanh âm theo gió chuyền đến ngân nga cùng với tiếng khèn. Lộng Ngọc sửng sốt liền ngưng lại lắng nghe, âm thanh kia cũng theo đó mà ngưng lại, chỉ còn lại dư âm vang vọng trong khoảng không tĩnh lặng của màn đêm.

Đêm đó, Lộng Ngọc nằm mơ một giấc mơ kì lạ, trong mộng có một nam tử tướng mạo tuấn tú cưỡi chim phượng từ trời hạ xuống trước đài phụng. Anh ta lấy ra một cây tiêu dài từ bên hông khắc ngọc đỏ rồi cất tiếng thổi, đó là một thứ âm thanh mỹ diệu, từ trước đến giờ chưa từng nghe thấy, chim phượng dang rộng đôi cánh, vừa cất tiếng hót vừa nhảy múa rộn ràng theo điệu nhạc. Chàng nam tử đó tự giới thiệu mình là chủ của ngọn núi Hoa Sơn, có duyên phu thê trời định với Lộng Ngọc.

Ngày thứ hai, Lộng Ngọc đem chuyện trong mộng thưa với phụ vương. Tần Mục Cộng dù cảm thấy kì lạ, nhưng rất thương yêu con nên liền phái người đi núi Hoa Sơn tìm hỏi. Sứ giá suốt chặng đường liên tục hỏi thăm, quả nhiên tối hôm đó nhìn thấy trên mỏm đá Minh Tinh núi Hoa Sơn có một người đội mũ lông vũ, khóac áo lông hạc, mặt tựa như ngọc, môi đỏ như son, phong thái siêu phàm thoát tục. Sứ giả tiến lên phía trước bái chào, được biết người này tên là Tiêu Sử, liền vội vàng thỉnh mời xuống núi, cùng về cung bái kiến Tần Mục Công.

Mục Công nhìn thấy Tiêu Sử tướng mạo siêu phàm, càng thêm yêu quý, vội lệnh cho ngồi, rồi mời chàng thổi cây tiêu ngọc. Tiêu Sử bèn tấu một khúc, bỗng gió mát thổi rười rượi. Thổi khúc thứ hai, mây ngũ sắc khắp nơi kéo đến, lơ lửng ngay trên cung điện. Đến khi vừa dứt khúc thứ ba, đột nhiên một đôi hạc trắng cùng với khổng điểu xuất hiện trên không trung, bay lượn nhảy múa, chim chóc khắp nơi đều cất tiếng hót véo von, lúc lâu rồi mơi tản đi. Mục Công vô cùng kinh ngạc, trong khi đó, Lộng Ngọc ở sau rèm vô cùng thích thú, biết chắc rằng đây chính là vị phu quân tương lai đã gặp trong mộng của mình.

Khúc nhạc kết thúc, Mục Công hỏi Tiêu Sử về nguồn gốc của khèn, tiêu. Tiêu Sử trả lời rằng khèn là do Nữ Oa tạo ra, có nghĩa là “vạn vật sinh sôi và phát triển”, còn tiêu là do Phục Hy sáng tạo, có nghĩa là “quét sạch”, “thanh trừng”, rồi lại kể chi tiết quá trình biến đổi từ thời thường cổ đến ngày nay của hai loại nhạc cụ này.

Mục Công đính hôn con gái cho Tiêu Sử, hai người ở trong lầu phượng (lầu phượng là chỉ nơi cho hoàng gia ở). Sau khi thành hôn, mọi người mới nhận ra Tiêu Sử quả thật không phải người phàm, chàng không ăn đồ ăn của người thế gian, chỉ thỉnh thoảng uống vài ba cốc rượu nhạt. Chàng còn dạy Lộng Ngọc cách dẫn khí, dần dần Lộng Ngọc đã có thể đoạn tuyệt ngũ cốc. Hai người ngày ngày luyện tập khèn tiêu, phối hợp nhịp nhàng, tạo nên những giai điệu mỹ diệu tuyệt thế tựa như khúc nhạc chốn cung tiên.

Khoảng nửa năm sau, vợ chồng họ khi đang diễn tấu trên đài phượng, đột nhiên trên trời bay tới một con rồng đỏ, ngự trên phía bên phải của đài phượng, rồi lại thấy một con chim phượng tím xà xuống, ngự ở bên trái. Lúc này Tiêu Sử nói với Lộng Ngọc rằng: “Ta vốn là người thuộc cõi tiên, phụng lệnh trời đến nhân gian chỉnh lí sử sách, đến nay đã hơn 110 năm rồi. Thượng Đế lệnh cho ta làm chủ núi Hoa Sơn, lại vì có ước nguyện chưa hoàn tất với nàng, nên khi đó mới thổi tiêu đáp lại. Nhưng chúng ta không nên ở trần gian quá lâu. Hôm nay đôi long phượng này đến đón, chúng ta có thể quay về trời được rồi.” Lộng Ngọc định cáo biệt phụ vương, Tiêu Sử nói: “Nếu đã là thần tiên rồi, thì không nên vướng bận chuyện thế gian, sao lại còn lưu luyến gia nhân nữa?”.

Thế là Tiêu Sử cưỡi rồng, Lộng Ngọc cưỡi phượng. Từ đình phượng rẽ mây đạp gió mà bay đi. Trời về đêm, có người nghe tiếng tiếng phượng kêu ở núi Hoa Sơn.
Một buổi sáng ngày thứ hai, cung nhân hoảng hốt báo tin cho Tần Mục Công. Mục Công buồn rầu hồi lâu rồi thở dài: “Những chuyện thần tiên, quả là có thực. Lúc này nếu long phượng tới đón quả nhân, quả nhân cũng sẽ bỏ lại giang sơn này dễ như bỏ đi đôi hài cũ mà thôi.” Mục Công phái người tới núi Hoa Sơn tìm kiếm, nhưng đã chẳng còn gì nữa. Bèn lệnh cho người lập miếu thờ tại mỏm đá Minh Tinh nơi trông thấy Tiêu Sử lần đầu tiên, đặt tên là miếu “Tiêu Nữ”, người tạ thường nghe thấy tiếng phượng kêu ở trong miếu.
Tương truyền, người ta tin rằng sự tích Tiêu Sử, Lộng Ngọc cưỡi rồng phượng bay lên trời, liền lấy hình ảnh long phượng tượng trưng cho hôn nhân, đây cũng là một tập tục vẫn còn duy trì và tồn tại đến ngày hôm nay như muốn gửi gắm những đôi bạn trẻ trên thế gian rằng, đây chính là mối lương duyên trời ban, không thể tùy tiện bừa bãi, cũng không vì để cùng hưởng vinh hoa phú quý, mà là để nhắc nhở lẫn nhau, động viên lẫn nhau, đừng quên nguyện ước của mình chính là “phản bổn quy chân”, cuối cùng có thể cùng nhau quay trở về thiên thượng.

Chú thích: Câu chuyện của Tiêu Sử, Lộng Ngọc được ghi chép ngắn gọn trong “Liệt Tiên Truyện”, đồng thời cũng xuất hiện trong một lượng lớn các câu chuyện lưu truyền tại dân gian. Câu chuyện trên đây chủ yếu được biên tập dựa trên Đông Chu Liệt Quốc Chí của Phùng Mộng Long viết vào thời Minh.

 Nguồn: shenyuncollections.com

-----------------

KỶ NGUYÊN HY VỌNG - 316 PHỐ HUẾ, P.PHỐ HUẾ, Q.HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI 

☎️ HOTLINE: 0356499488

💎 WEBSITE: kynguyenhyvong.com

🎥 YOUTUBE: youtube.com/@KyNguyenHyVong

🎞 GAN JING WORLD: https://www.ganjingworld.com/channel/1gehv2dg88j6gj7mFWesBIX9h1h70c

⚡️FACEBOOK: https://www.facebook.com/kynguyenhyvong316phohue 

📸 INSTAGRAM: instagram.com/kynguyenhyvong

#kynguyenhyvong #hopeplaza #hopeepoch #ShenYunCollections #iloveshenyun

TƯỚNG DO TÂM SINH

TƯỚNG DO TÂM SINH

Thứ Tư, 19/02/2025 5 phút đọc

Thời Minh, có một người đàn ông họ Trương, gia cảnh khá giả, lại nhân đức hào hiệp với mọi người, nên được người dân gọi... Đọc tiếp

Nhạc Mẫu - Một Trong Tứ Đại Hiền Mẫu

Nhạc Mẫu - Một Trong Tứ Đại Hiền Mẫu

Thứ Tư, 08/01/2025 6 phút đọc

Có một điển cố về xăm chữ sau lưng Nhạc Phi, theo ghi chép sớm nhất được tìm thấy từ "Tống Sử ". Ngoài ra, một... Đọc tiếp

VỀ CÁC PHÉP LỄ NGHI CỦA MÃN CHÂU CÁCH CÁCH

VỀ CÁC PHÉP LỄ NGHI CỦA MÃN CHÂU CÁCH CÁCH

Thứ Hai, 04/11/2024 8 phút đọc

Có lẽ bạn vẫn còn nhớ tiết mục vũ đạo của Shen Yun, trong đó những nàng cách cách của triều đình Mãn Châu di chuyển,... Đọc tiếp

Đức Hạnh Là Linh Đan Diệu Dược Đẩy Lùi Ôn Dịch

Đức Hạnh Là Linh Đan Diệu Dược Đẩy Lùi Ôn Dịch

Thứ Bảy, 13/07/2024 5 phút đọc

Thời Trung Quốc cổ đại, một đầu bếp ở Ngự Thiện phòng sau khi cáo lão hồi hương, nhờ vào khoản tiền lớn dành dụm được... Đọc tiếp

Sự Ra Đời Của Âm Nhạc Trung Hoa - Nhạc Cụ Đầu Tiên

Sự Ra Đời Của Âm Nhạc Trung Hoa - Nhạc Cụ Đầu Tiên

Thứ Tư, 10/07/2024 6 phút đọc

Nếu đã từng xem các buổi biển diễn của Shen Yun thì hẳn bạn cũng nhận ra một điều thú vị: Dàn nhạc giao hưởng Shen... Đọc tiếp

Tâm Pháp Dạy Con Của Hoàng Đế Khang Hy

Tâm Pháp Dạy Con Của Hoàng Đế Khang Hy

Thứ Tư, 10/07/2024 4 phút đọc

Hãy cùng Shen Yun tìm hiểu về một vị hoàng đế kiệt xuất, đồng thời cũng là một người cha vĩ đại trong lịch sử Trung... Đọc tiếp

Về Khả Năng Chữa Lành Kỳ Diệu Của Âm Nhạc Thuần Chính

Về Khả Năng Chữa Lành Kỳ Diệu Của Âm Nhạc Thuần Chính

Thứ Tư, 10/07/2024 3 phút đọc

Người xưa tin rằng âm nhạc có thể chữa lành cả tâm lẫn thân. Trên thực tế, trong tiếng Hán cổ thì chữ "Dược" (藥 -... Đọc tiếp

Phá sơn cứu mẫu

Phá sơn cứu mẫu

Chủ Nhật, 28/04/2024 1 phút đọc

Phá sơn cứu mẫu Truyền thuyết Trung Hoa này bắt đầu bằng một tình yêu bị ngăn cấm giữa một nữ thần và một thần dân. Nữ... Đọc tiếp

Nội dung bài viết