CÔNG TY CỔ PHẦN KỶ NGUYÊN HY VỌNG - ĐẠI LÝ UỶ QUYỀN THƯƠNG HIỆU SHEN YUN COLLECTIONS, INC.
Hòa thượng Thiếu Lâm Tự

Hòa thượng Thiếu Lâm Tự

Mộc Nhiên
Chủ Nhật, 28/04/2024 3 phút đọc
Nội dung bài viết

Hòa thượng Thiếu Lâm Tự

Các hòa thượng Phật giáo là biểu tượng của sự bình hòa, an tĩnh và từ bi. Họ cũng ăn thịt và là những bậc thầy võ thuật chuyên dùng gậy. Bạn không đồng ý sao? Đối với các hòa thượng Thiếu Lâm Tự, sự thật đúng là như vậy.

Thiếu Lâm Tự có bề dày lịch sử 1.500 năm, xuất hiện vào thời Bắc Ngụy của Trung Quốc. Truyền thuyết kể rằng, vào thế kỷ thứ 6, ở miền Nam Ấn Độ có một vị Vương tử tên là Bồ Đề Đạt Ma, ông đã vượt sông Trường Giang bằng một cọng lau. Vị Vương tử đến Thiếu Lâm Tự làm trụ trì, ở đó ông đã sáng lập phái Thiền Tông. Thuận theo thời gian, một môn phái võ thuật độc đáo đã được hình thành.

Ngày nay, Thiếu Lâm Tự là cốt lõi của Thiền Tông Trung Quốc. Ngoài ra, nó cũng được thế giới biết đến với tên gọi kungfu, hay võ thuật Trung Hoa.

Tuy nhiên, có một câu chuyện ít được biết đến về các hòa thượng ở Thiếu Lâm Tự, cũng như nguyên nhân vì sao họ được phép ăn thịt. Chúng ta hãy quay trở lại thời kỳ hoàng kim của văn minh Trung Hoa — triều đại nhà Đường.

Các võ tăng giải cứu hoàng đế

Đầu thế kỷ thứ 7, những năm cuối triều đại nhà Tùy, cục diện ở Trung Quốc thật ảm đạm. Quân phản loạn chiếm đóng một số nơi ở Trung Quốc, bao gồm cả vùng núi chiến lược ở gần Thiếu Lâm Tự.

Năm 621, một vị Vương tử khác đã xuất hiện ở Thiếu Lâm Tự. Lần này là Đường Thái Tông của triều đại nhà Đường, ông đang trên đường thảo phạt loạn quân ở thành Lạc Dương. Ông đã bao vây thành Lạc Dương trong nhiều tháng. Một hôm, một viên tướng nổi loạn đã dẫn theo 30 vạn binh sĩ đến chi viện cho quân phản loạn.

Đường Thái Tông đối mặt với tình thế gay go khi hai bên chuẩn bị cho trận quyết chiến cuối cùng. Ngay lúc đó, ông đã nhận được sự chi viện bất ngờ từ Thiếu Lâm Tự, 13 vị võ tăng đã gia nhập hàng ngũ của ông. Các võ tăng chiến đấu dũng cảm, trận chiến diễn ra nhanh chóng dứt khoát, quân đội triều Đường đã thu được thắng lợi to lớn, đem lại hòa bình cho đất nước.

Hoàng đế Đường Thái Tông không quên lòng dũng cảm và trung thành của các võ tăng.

Đường Thái Tông đã phong cho Thiếu Lâm Tự danh hiệu “thiên hạ đệ nhất” và cho phép họ có đội quân võ tăng riêng với quy mô 500 người. Hơn nữa, ông còn cho phép các hòa thượng ở đây ăn thịt (và uống rượu) nhằm khích lệ họ tôi luyện võ thuật.

Ngày nay ở Thiếu Lâm Tự, chúng ta vẫn có thể thấy các di tích ghi chép về giai đoạn lịch sử này. Những di tích này bao gồm một bia tưởng niệm được lập bởi hoàng đế Đường Huyền Tông, cũng như các bia đá ghi lại chiến tích của 13 vị võ tăng.

Tiết mục vũ đạo “13 Võ tăng Thiếu Lâm Bảo vệ Đường Thái Tông” của Shen Yun trong mùa diễn năm 2013 đã tái hiện một cách sống động câu chuyện hòa thượng ăn thịt kỳ lạ và cũng không kém phần hài hước.

Nguồn: Shenyun.org

https://vi.shenyun.org/explore/view/article/e/wlBOJIGFDTM/h%C3%B2a-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-thi%E1%BA%BFu-l%C3%A2m-t%E1%BB%B1.html

Đức Hạnh Là Linh Đan Diệu Dược Đẩy Lùi Ôn Dịch

Đức Hạnh Là Linh Đan Diệu Dược Đẩy Lùi Ôn Dịch

Thứ Bảy, 13/07/2024 5 phút đọc

Thời Trung Quốc cổ đại, một đầu bếp ở Ngự Thiện phòng sau khi cáo lão hồi hương, nhờ vào khoản tiền lớn dành dụm được... Đọc tiếp

Sự Ra Đời Của Âm Nhạc Trung Hoa - Nhạc Cụ Đầu Tiên

Sự Ra Đời Của Âm Nhạc Trung Hoa - Nhạc Cụ Đầu Tiên

Thứ Tư, 10/07/2024 6 phút đọc

Nếu đã từng xem các buổi biển diễn của Shen Yun thì hẳn bạn cũng nhận ra một điều thú vị: Dàn nhạc giao hưởng Shen... Đọc tiếp

Tâm Pháp Dạy Con Của Hoàng Đế Khang Hy

Tâm Pháp Dạy Con Của Hoàng Đế Khang Hy

Thứ Tư, 10/07/2024 4 phút đọc

Hãy cùng Shen Yun tìm hiểu về một vị hoàng đế kiệt xuất, đồng thời cũng là một người cha vĩ đại trong lịch sử Trung... Đọc tiếp

Về Khả Năng Chữa Lành Kỳ Diệu Của Âm Nhạc Thuần Chính

Về Khả Năng Chữa Lành Kỳ Diệu Của Âm Nhạc Thuần Chính

Thứ Tư, 10/07/2024 3 phút đọc

Người xưa tin rằng âm nhạc có thể chữa lành cả tâm lẫn thân. Trên thực tế, trong tiếng Hán cổ thì chữ "Dược" (藥 -... Đọc tiếp

Phá sơn cứu mẫu

Phá sơn cứu mẫu

Chủ Nhật, 28/04/2024 1 phút đọc

Phá sơn cứu mẫu Truyền thuyết Trung Hoa này bắt đầu bằng một tình yêu bị ngăn cấm giữa một nữ thần và một thần dân. Nữ... Đọc tiếp

Hòa thượng Tế Công

Hòa thượng Tế Công

Chủ Nhật, 28/04/2024 2 phút đọc

Hòa thượng Tế Công Tế Công sinh vào những năm đầu thời Nam Tống, pháp danh là Đạo Tế. Vì ông lôi thôi lếch thếch, điên điên... Đọc tiếp

Nội dung bài viết