CÔNG TY CỔ PHẦN KỶ NGUYÊN HY VỌNG - ĐẠI LÝ UỶ QUYỀN THƯƠNG HIỆU SHEN YUN COLLECTIONS, INC.
Hòa thượng Tế Công

Hòa thượng Tế Công

Mộc Nhiên
Chủ Nhật, 28/04/2024 2 phút đọc
Nội dung bài viết

Hòa thượng Tế Công

Tế Công sinh vào những năm đầu thời Nam Tống, pháp danh là Đạo Tế. Vì ông lôi thôi lếch thếch, điên điên khùng khùng nên được gọi là hòa thượng Tế điên. Ông giúp đỡ những người nghèo khó, nguy nan, cứu nạn giúp họ thoát khổ, trong dân gian có rất nhiều truyền thuyết về ông. Ông từng dùng thần thông vận chuyển những cây gỗ lớn tại Tứ Xuyên về Hàng Châu để tu sửa chùa chiền, ông ném từng khúc gỗ lên khỏi giếng. Cuối cùng khi vị hòa thượng chịu trách nhiệm đếm gỗ đột nhiên nói: "Đủ rồi, đủ rồi", Tế Công liền dừng lại, và cây gỗ cuối cùng đã không được ném lên mà vẫn nằm lại trong giếng.

Một hôm, hòa thượng Tế Công bước tới trước chùa Linh Ẩn, đột nhiên trong lòng cảm thấy bất an, ông dùng thiên mục mà nhìn thì thấy một ngọn núi sắp bay tới, vừa vặn đè nát cả một thôn trang phía trước. Tế Công hô lớn để dân làng nhanh chóng chạy thoát, kết quả dân làng lại cười nhạo ông mà rằng: Tên hòa thượng điên này lại nói xằng bậy rồi. Đang lúc nguy cấp, Tế Công nhìn thấy một gia đình đang đón dâu, thế là Tế Công chạy tới cướp dâu, cõng cô dâu trên lưng mà chạy thục mạng. Dân làng nhìn thấy nổi giận đùng đùng, hô hoán họ hàng, bè bạn toàn thôn cùng truy đuổi hòa thượng điên. Những người dân làng đuổi theo Tế Công vừa ra khỏi tới cổng làng, thì một ngọn núi lao tới, một cô bé chạy rất chậm, nhìn như bị đè dưới ngọn núi, Tê Công thi triển thần thông, giơ một tay đẩy quả núi. Ngọn núi nghiêng sang một bên, cô bé thoát chết trong gang tấc. Toàn bộ dân làng cũng đã thoát khỏi tai nạn ập xuống đầu.

Ngọn núi này chính là núi “Phi Lai Phong” (nghĩa là Núi từ xa bay tới) tại Hàng Châu. Dưới chân núi Phi Lai Phong xác thực là có một dấu ấn bàn tay, in hằn trên hòn đá, vẫn còn cho tới ngày nay, truyền thuyết kể rằng đây chính là dấu tay còn lưu lại của Tế Công năm đó đã một tay đẩy lùi ngọn núi. Còn về truyền thuyết “Cổ tỉnh vận mộc” (Giếng cổ chuyển gỗ) đến nay Hàng Châu vẫn còn di tích, khúc gỗ không được chuyển lên vẫn nằm ở trong giếng, người đời sau đã xây một cái đình ở phía trên, và tôn xưng giếng này là “Giếng tỉnh tâm” hoặc “Giếng Thần Vận”.

Tiết mục vũ kịch Shen Yun “Tế Công cướp dâu” chính là dựa trên câu chuyện này.

Nguồn: Shenyun.org

https://vi.shenyun.org/explore/view/article/e/Z-ihuQzHraA/h%C3%B2a-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-t%E1%BA%BF-c%C3%B4ng.html

Đức Hạnh Là Linh Đan Diệu Dược Đẩy Lùi Ôn Dịch

Đức Hạnh Là Linh Đan Diệu Dược Đẩy Lùi Ôn Dịch

Thứ Bảy, 13/07/2024 5 phút đọc

Thời Trung Quốc cổ đại, một đầu bếp ở Ngự Thiện phòng sau khi cáo lão hồi hương, nhờ vào khoản tiền lớn dành dụm được... Đọc tiếp

Sự Ra Đời Của Âm Nhạc Trung Hoa - Nhạc Cụ Đầu Tiên

Sự Ra Đời Của Âm Nhạc Trung Hoa - Nhạc Cụ Đầu Tiên

Thứ Tư, 10/07/2024 6 phút đọc

Nếu đã từng xem các buổi biển diễn của Shen Yun thì hẳn bạn cũng nhận ra một điều thú vị: Dàn nhạc giao hưởng Shen... Đọc tiếp

Tâm Pháp Dạy Con Của Hoàng Đế Khang Hy

Tâm Pháp Dạy Con Của Hoàng Đế Khang Hy

Thứ Tư, 10/07/2024 4 phút đọc

Hãy cùng Shen Yun tìm hiểu về một vị hoàng đế kiệt xuất, đồng thời cũng là một người cha vĩ đại trong lịch sử Trung... Đọc tiếp

Về Khả Năng Chữa Lành Kỳ Diệu Của Âm Nhạc Thuần Chính

Về Khả Năng Chữa Lành Kỳ Diệu Của Âm Nhạc Thuần Chính

Thứ Tư, 10/07/2024 3 phút đọc

Người xưa tin rằng âm nhạc có thể chữa lành cả tâm lẫn thân. Trên thực tế, trong tiếng Hán cổ thì chữ "Dược" (藥 -... Đọc tiếp

Phá sơn cứu mẫu

Phá sơn cứu mẫu

Chủ Nhật, 28/04/2024 1 phút đọc

Phá sơn cứu mẫu Truyền thuyết Trung Hoa này bắt đầu bằng một tình yêu bị ngăn cấm giữa một nữ thần và một thần dân. Nữ... Đọc tiếp

Hòa thượng Thiếu Lâm Tự

Hòa thượng Thiếu Lâm Tự

Chủ Nhật, 28/04/2024 3 phút đọc

Hòa thượng Thiếu Lâm Tự Các hòa thượng Phật giáo là biểu tượng của sự bình hòa, an tĩnh và từ bi. Họ cũng ăn thịt và... Đọc tiếp

Nội dung bài viết